Trân trọng cảm ơn Bauxite VN đã đăng lại bài cùng lời đề dẫn của GS Nguyễn Huệ Chi.
——–
Nhận được bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên do một bạn đọc gửi tới, bày tỏ những suy nghĩ cá nhân nhân phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV tối 22-3 về việc ông ký vào Kiến nghị 72 cũng như việc ông nhận vai trò “trưởng đoàn” trao Kiến nghị 72 cho Quốc hội, và bài trả lời phỏng vấn BBC của GS Nguyễn Huệ Chi trong ngày 23-3 xoay quanh sự việc ấy, BVN xin trân trọng đăng lên để bạn đọc tham khảo. Trước khi đăng, chúng tôi có trao đổi với GS Nguyễn Huệ Chi mong ông viết cho mấy lời đề dẫn, vì bài viết có liên quan đến ông. Dưới đây là những câu trả lời qua thư điện tử của người điều hành BVN:
“Nói lên mối thông cảm với ông Nguyễn Đình Lộc là một tình cảm chân thật của tôi, vì tôi nghĩ một người từng giữ chức vị như ông mà nay tự nguyện đặt bút ký vào một Kiến nghị yêu cầu dân chủ hóa như Kiến nghị 72 là không dễ dàng gì và cũng do đó hiện đang ở trong một trạng thái phải chịu những tác động tâm lý không thoải mái gì, thế mà vẫn không rút chữ ký thì chứng tỏ việc đặt bút ký tên của ông không phải là một việc bất chợt hứng lên, hay bị ai lôi kéo, trái lại ông đã nghĩ chín chắn. Đó là thêm một hiện tượng phản tỉnh đáng mừng về nhận thức trong hàng ngũ vốn là quan chức cỡ bự của Việt Nam.
“Tôi cũng thành tâm mong gắn kết khối đoàn kết của phong trào dân chủ vốn còn non yếu trong tình thế hiện nay, điều đó hay hơn là vừa nghe lời phát biểu của vị cựu Bộ trưởng Tư pháp – mà mình chưa rõ lý do đích thực vì sao và có xảo thuật gì không trong cách phỏng vấn ông của truyền thông nhà nước vốn chưa bao giờ thiếu xảo thuật – liền vô tình hay hữu ý đẩy ông ta trở lại tư cách “ông quan” chứ không cho ông cơ hội phát huy tư cách “làm dân” nữa – để ông phải tiếp tục bảo vệ bằng chết những điều nó từng trói buộc dân tộc này đã bao nhiêu năm khiến đất nước ngày thêm suy thoái, xuống dốc không phanh. Như thế hỏi có ích gì hay không?
“Một phong trào muốn tiến lên thì phải có những người có tầm nhìn, biết tạo sự đồng tâm, gây niềm tin cho quần chúng, chấp nhận mọi khác biệt và tìm được mẫu số chung giữa những khác biệt, chứ nếu khăng khăng đưa ra một tiêu chí cứng nhắc theo ý riêng nào đấy thì chưa họp đã tan ngay thôi.
“Tất nhiên, cần hiểu cho rằng tôi không trả lời phỏng vấn về người khác cốt để nói thay “tâm sự” của mình, và cũng không có ý muốn hành xử như ông Lộc. Bản thân tôi, nếu đi trong đoàn đưa Kiến nghị, tôi sẽ không đề nghị cử ông Lộc làm trưởng đoàn, mà cử một người khác có trí tuệ nhưng là một trí thức tự do và tuyệt không từng có địa vị gì trong Nhà nước cả, như thế thoải mái hơn và cũng biểu hiện sự dứt khoát hơn về con đường dân chủ mà mình theo đuổi. Chọn “trí thức cận thần” trước sau vẫn là một sách lược đấu tranh theo kiểu mong mong bề trên… cởi mở. Từ lâu trang mạng BVN đã không làm thế. Tuy nhiên, đã ở trong phong trào thì phải biết gắn bó và đoàn kết với nhau – vì cách làm thì có thể ta không tán đồng nhưng người làm lại xuất phát từ ý tốt, hơn nữa dù nhiều dù ít cách nào cũng góp phần dấn thêm một bước tới đích.
“Còn việc một nhà nước toàn trị dùng truyền thông để triệt hạ phong trào dân chủ đang vươn mầm là việc ai cũng dư biết và biết từ lâu, trang BVN đã từng nhiều lần “chịu trận” và lên tiếng đàng hoàng, thẳng thắn. Song để đối chọi lại việc ấy thì không thể bất cứ lúc nào cũng hùng hổ tố cáo mà được, mà hãy gắng phát huy nội lực bằng mọi cách – vì mình là một người đang tự nguyện dấn thân cho một công cuộc dân chủ, mình phải chấp nhận kẻ nói ngược với mình, nhất là khi kẻ đó có đủ phương tiện và quyền lực trong tay thì sự “át giọng” của họ làm sao tránh được. Hãy cứ bình tâm tin tưởng vào xu thế tất yếu của thời đại, khi đã đi đúng quy luật thì đến một lúc nào đấy phong trào sẽ như cái cây lớn vượt lên, bấy giờ ai muốn át giọng cũng sẽ bó tay. Cứ xem từ Kiến nghị bauxite 2009 đến nay, tiếng nói dân chủ đã là cả một bước tiến hùng hậu như thế nào, bởi chúng ta làm những chuyện thực sự ích nước lợi dân, được thực tế kiểm nghiệm và xác nhận (chống khai thác bauxite trả giá nặng nề về nhiều mặt, hay biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo hun nóng truyền thống yêu nước,…). Cho nên, theo tôi thì mỗi người một việc khác nhau, người này nói khía cạnh này người kia nói khía cạnh khác, không nhất thiết cùng một giọng mới là đồng tâm.
“Về sự kiện Kiến nghị 72, anh Nguyễn Đắc Kiên nói rất đúng là không nên chỉ dừng ở mốc lấy chữ ký và cử một phái đoàn trang trọng đến trao Kiến nghị cho Quốc hội là xong. Cần có tiếp một sự đối thoại, tranh luận công khai, trực diện và đến cùng giữa những người bảo vệ các điều đã trở thành vật cản đối với xã hội Việt Nam trong Hiến pháp 1992 và những người khởi xướng Kiến nghị 7 điểm. Việc này ai cũng mong muốn song không dễ, bởi phía bên kia với tư tưởng toàn trị thâm căn cố đế có chấp thuận cho mình không thì không tùy thuộc ở mình. Chúng ta cần có biện pháp nêu lên trước Quốc hội Việt Nam yêu cầu chính đáng và quan trọng này” – Nguyễn Huệ Chi
Bauxite Việt Nam
(*) Nguồn: Bauxite VN.
Pingback: Tin thứ Năm, 28-03-2013 « THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ
Người Việt Nam chúng ta hay lầm lẫn trong những từ chống Đảng , chống nhà nước , phản động với những từ phản Quốc hay làm tay sai cho ngoại bang . Xem tất cả đều có thể quy thành tội giống nhau , đều có thể bị tù dài hạn .
Từ đấy , cái mũ phản động , chống Đảng , chống nhà nước được xử dụng một cách vô tội vạ trong tay các cán bộ thừa hành nhà nước khi yếu lý lẽ , vô trách nhiệm , hách dịch , độc Tài .
Ba cái mũ phản động , chống Đảng , chống nhà nước tạo nên một nỗi lo sợ gần như truyền kiếp trong lòng người Việt từ hơn 70 năm qua , từ ngày có Đảng .
Đã đến lúc người Việt nên xé bỏ và vứt ném những danh từ phản động , chống Đảng , chống nhà nước , khi xác nhận chúng ta có quyền tự do và dân chủ , khi chúng ta đã chấp hành đúng nhiệm vụ của người dân theo quy định của luật pháp .
Một đất nước VN độc lập dân chủ , người dân thật ra cần phải có ba cái quyền chống Đảng , chống nhà nước kể cả phản động , trong tinh thần bất bạo động , để nói lên tiếng nói phản đối của bản thân , của tập thể , khi cảm thấy bị áp bức , bị xâm phạm . Nếu người dân không được ba cái quyền này , người dân chỉ giống như con lừa được dẫn dắt và cho ăn , đợi ngày bị xén lông hay bị làm thịt .
Đi ngược lại nguyện vọng của dân nhưng không cho dân tiếng nói chống đối , phát biểu ý kiến , thì chế độ gì đi nữa cũng phải sụp đổ . Bộ mặt kinh tế của xã hội trong vòng Mười năm gần đây có thay đổi tốt là nhờ đầu Tư nước ngoài . Tuy nhiên lợi dụng đầu Tư nước ngoài để hối lộ , tham nhũng và lợi dụng Tài sản của nhá nước để làm giàu cho cá nhân , giòng họ , phe nhóm thì nhân dân không thể chấp nhận và tha Thứ .
Để có được sự giàu có Tài phiệt , lãnh đạo Đảng đã xử dụng nhà nước như một Công Cụ lãnh đạo với hình thức độc Đảng độc Tài . Từ đấy đưa xã hội đi dần đến vô đạo .
Những chử ký kiến nghị trong những năm tháng gần đây yêu cầu Đảng tôn trọng tự do và dân chủ , đa số họ là người thân , là đồng Chí của đảng . Họ không phải là những kẻ thù và chính họ cũng đã góp xương máu để tạo nên cái chính quyền ngày hôm nay .
Do đó , chống đối lại chính sách của nhà nước là cái quyền chứ không phải là cái tội . Phản Quốc , làm tay sai cho ngoại bang chính danh là tội nhưng chống đối nhà nước thì vô tội . Bởi vì đã sống trong xã hội dân chủ nhà nước không phải là Vương triều vua chúa độc tôn truyền đời , lãnh đạo nhà nước phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế xã hội . Người dân có quyền chống lại nhà nước khi quyền lợi cá nhân và tổ Quốc bị xâm phạm .
Những người tù chính trị là những người tù vô tội . Đã gọi là dân chủ thì bản thân của người sống trong chế độ dân chủ phải được quyền làm chính trị , phải được tự do làm chính trị , phải được quyền chống đối lại nhà nước , phải được quyền chống đối với Đảng , để tiến đến cái xã hội tốt đẹp hơn hiện nay , cho dù cái xã hội đó mang tên tuổi gì cũng được .
Những ý kiến và hành động của Nguyễn Đắc Kiên , giáo SƯ Huệ Chi cũng như ông Nguyễn đình Lộc rất đáng được kính trọng . Nếu nhà nước CHXHCNVN có đem bỏ tù các ông , các ông vẫn vô tội . Hiến pháp dân chủ không thể có điều khoản đặt một Đảng phái cao hơn nhà nước , đặt nên luật lệ quy tội cho người chống đối nhà nước khi cảm thấy nhà nước xâm phạm quyền lợi của nhân dân .
Cam ơn tác gỉa về bài viết. Qua cái gọi là có quyền “người dân thật ra cần phải có ba cái quyền chống Đảng , chống nhà nước kể cả phản động , trong tinh thần bất bạo động , để nói lên tiếng nói phản đối của bản than” qua đ0ạn này tôi thấy rất đúng và chí lý. Tôi có để ý và nghiên cứu qua chuyện quyền “mang sung” trong hiến pháp nước Mỹ có ghi rõ “người dân có quyền mang súng và tổ chức chống lại (militia right) chính quyền nếu bị chính quyền áp bức”. Xin được phép trưng phần tiếng Mỹ để đối chiếu “307 U.S. 174 (1939), the Supreme Court ruled that the amendment “[protects arms that had a] reasonable relationship to the preservation or efficiency of a well regulated militia”. This ruling has been widely described as ambiguous, and ignited a debate on whether the amendment protected an individual right, or a collective militia right.”
“such that people have a personal right to own arms for individual use, and a right to bear these same arms both for personal protection and for use in a militia.” Người công dân có quyền mang súng để tự vệ và dùng để kháng chiến (militia) nêu cần. Chữ “Militia” có nghỉa là dân phòng dân vệ, hay kháng chiến để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ hiến pháp, bảo vệ nếu bị chính quyền áp bức.
Bạn đang ở Mỹ rồi, nơi mà bạn cho là thiên đường ấy. Quan tâm làm gì? Chúng tớ ở VN nghèo, chúng tớ phải sống theo kiểu của chúng tớ. Khi nào chúng tớ giầu như hoặc hơn Mỹ, chúng tớ chắc sẽ cũng sống như Mỹ, ít nhất thì cũng luôn mang thật nhiều súng ra đường cho nó rất “Mỹ”
Văn hay chữ tốt gì mà viết “xử dụng”!?
Pingback: Tin thứ Năm, 28-03-2013 | Dahanhkhach's Blog
Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ NĂM 28-3-2013 | Ngoclinhvugia's Blog
Đang có cuộc chiến rầm rộ chống lại bản góp ý hiến pháp của 72 trí thức. Cuộc chiến thiếu cân sức này đã phạm 1 trọng tội là chia rẽ dân tộc. Lấy ý kiến của người này, mạo danh ý kiến của người kia, hoàn toàn 1 chiều, thiếu phản biện, để tuyên truyền 1 tư tưởng là: có kẻ phản động, có kẻ thù trong nội bộ dân tộc. Cần nhìn lại lịch sử, có phải chăng chính những tư tưởng kiểu này đã kích động những cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Mỗi người dân Việt khi có ý kiến về một vẫn đề phản biện nào đó càn có trách nhiệm với đồng loại, tránh bị kích động làm Xh tổn thương. Tuy vậy có những người vì lợi ích, có động cơ, thì cũng không nên trách vì trong thâm tâm họ, hơn ai hết, họ hiểu được đâu là lẽ phải và họ sẽ là kẻ lại đổi gió đầu tiện khi có sự thay đổi.
Thế mới biết gừng càng già càng cay, cám ơn GS. Nguyễn Huệ Chi, một GS. trí tuệ hàng đầu điềm đạm và chuẩn mực. Hoan nghênh bạn trẻ Nguyễn Đắc Kiên, một trí thức trẻ trí tuệ mạnh dạn dám tiên phong đi đầu, tương lai dân tộc Việt Nam thuộc về các bạn, hy vọng ở bạn. Cầu mong hồn thiêng sông núi che chở phù hộ cho dân tộc Viêt Nam sớm được tự do, thoát vòng nô lệ để sớm có ngày ngẩng cao đầu cùng sánh vai với năm châu thế giới.
Nói về chứ ký thật buồn cười. Nhà cầm quyền thông báo có triệu ý kiến đóng góp hiến pháp.. Nghe mà bịt mũi. Hôm qua chứng kiến ở 1 quận trung tâM HN. Tổ trưởng dân phố đến 1 gia đình phát 1 cuốn sách in Dự thảo rất đẹp và 1 tờ giấy in sẵn, luôn mồm giục chủ nhà: ký vào đây là không có ý kiến gì vì có góp ý có ai nghe mình đâu, mà lại rắc rối. Vừa nói, ông Tổ trưởng vừa đưa ra những bản ghi của nhiều người là không có ý kiến gì để gia chủ tin và nhất định ông đòi phải ký, ký ngay ( không cần đọc cái cuốn dự thảo mà ông phát) không có ý kiến cũng phải ký. Tội nghiệp ông Tổ trưởng già vác tù và hàng tổng, ông luôn kêu bận quá đề nghị mọi người ký ngay để ông không phải đi lần 2.. Mỗi gia đình ông phát 1 cuốn sách là có kẻ được hưởng tiền tỷ rồi. Phát không mỗi cuốn giá chắc mấy chục nghìn, hưởng tiền sau in ấn khoảng 30 % hoa hồng hàng triệu bản, bác Tổ trưởng vác tù và hàng tổng đã góp cho người ta giải ngân tiền ngân sách, tham nhũng trắng trợn . Nhất là niềm tin bị huỷ hoại, chữ ký thật mà thành giả!
Xuyên tạc vừa vừa thôi ông ơi. Làm gì có chuyện như ông anh nói, nhà tôi hôm trước bác tổ trưởng đến giao tận tay 1 bản dự thảo hiến pháp+ 1 bản hiến pháp 1992 để đối chiếu bảo vài hôm nữa nộp mà tôi bảo chắc gì bố mẹ đã đọc hết được kia kìa. ĐỆch! ông anh nói mà tôi thấy hơi bị ức chế vì sự xuyên tạc bỉ ổi của ông anh đấy.
Tỉnh giác, xuyên tạc bỉ ổi, đếch, ức chế… còn thiếu từ phản động nữa chứ. Hãy nhớ là mình đang ăn cơm!